8 Điều cần biết về kiểm tra kỹ thuật an toàn

Thiết bị phục vụ công tác xây dựng cơ bản, xây dựng công nghiệp, giao thông thủy lợi được gọi chung là máy móc, thiết bị xây dựng. Các thiết bị này có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất, chất lượng và thời gian hoàn thành các công trình, giúp tiết kiệm nhân công trong quá trình lao động. Vậy kiểm định, kiểm tra kỹ thuật an toàn thiết bị xây dựng là gì? cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

1. Kiểm tra máy móc thiết bị là gì?

Kiểm tra kỹ thuật an toàn máy móc thiết bị xây dựng hay còn có tên viết tắt là kiểm tra máy móc thiết bị xây dựng là hành động đánh giá tình trạng, mức độ đúng kỹ thuật an toàn trong quá trình sử dụng một đối tượng cụ thể. Mỗi đối tượng được kiểm tra sẽ có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể được cơ quan Nhà nước ban hành do kiểm định viên có kinh nghiệm, có chứng chỉ đủ điều kiện kiểm định thiết bị.

2. Tại sao cần kiểm tra, kiểm định máy móc thiết bị

Mọi người đang băn khoăn kiểm định, kiểm tra tra máy móc thiết bị xây dựng có cần thiết không?  có bắt buộc không? và tại sao phải bắt buộc kiểm định? Câu trả lời là có, việc kiểm định đã được cơ quan Nhà nước ban hành, có văn bản quy định chế tài xử phạt khi cơ sở sử dụng không thực hiện kiểm định thiết bị chi tiết trong Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015.

Theo số liệu thống kê hàng năm, số người chết, bị thương do tai nạn lao động nhất là trong xây dựng rất lớn. Một phần nguyên nhân do sự chủ quan của người lao động, phần nhiều do vấn đề an toàn trong xây dựng chưa được quan tâm đúng cách. Thiết bị xây dựng thông thường sẽ có kích thước lớn, nếu trong quá trình vận hành xảy ra hỏng hóc kỹ thuật rất dễ gây ra các tai nạn thương tâm.

Việc kiểm định định kỳ sẽ giúp cho đơn vị sử dụng hạn chế được tối đa tai nạn, giảm chi phí sửa chữa trong quá trình vận hành, hoàn thiện đúng tiến độ công trình xây dựng.

3. Danh mục các máy móc thiết bị cần kiểm định

  • Máy vận chuyển con người và hàng hóa lên cao: , cần trục, tời, pa lăng xích, pa lăng cáp, thang tời, kích,…
  • Máy vận chuyển theo dây chuyền: băng tải, vít tải, băng chuyền, gầu tải,…
  • Máy xoa nền, mài sàn bê tông, trát tường…
  • Máy làm đất nền: máy đào đất, máy xúc ủi, máy lu (máy lu rung, lu tĩnh), máy đầm nền…
  • Máy sản xuất vật liệu: máy nghiền, sàng, máy phân loại và rửa đá, sỏi, quặng, cát…
  • Máy cung cấp năng lượng cho các máy khác hoạt động: máy phát điện, máy nén khí…

4. Các loại kiểm định, kiểm tra kỹ thuật an toàn

4.1 Kiểm định lần đầu

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy móc, thiết bị xây dựng dựa theo quy chuẩn quốc gia, sau khi thiết bị được lắp đặt và trước khi đưa và sử dụng.

4.2 Kiểm định định kỳ

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động đáng giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy móc, thiết bị dựa theo quy chuẩn quốc gia, sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước.

4.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn, máy móc xây dựng sau khi thiết bị được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có ảnh hưởng tới tình trạng an toàn, sau khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc theo yêu cầu của cơ sở sử dụng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5. Quy trình về kiểm định, kiểm tra kỹ thuật an toàn

Bước 1: Cơ sở có nhu cầu kiểm định, kiểm tra máy móc thiết bị xây dựng liên hệ trực tiếp đơn vị có chức năng kiểm định để được hướng dẫn và tư vấn.

Bước 2: Xác nhận hợp đồng, lên kế hoạch kiểm định, kiểm tra thiết bị an toàn 

Bước 3: Kiểm định viên thực hiện kiểm định, kiểm tra tại hiện trường

  • Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật và lý lịch thiết bị;
  • Kiểm tra bên ngoài;
  • Kiểm tra vận hành không tải;
  • Kiểm tra vận hành có tải của tất cả các cơ cấu.

Bước 4: Xử lý kết quả

Lập biên bản kiểm định, kiểm tra:

Kết quả đạt yêu cầu, kiểm định viên dán tem kiểm định, kiểm tra lên vị trí dễ quan sát, sau 5 ngày làm việc đơn vị kiểm định sẽ cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, kiểm tra.

Kết quả không đạt yêu cầu, chỉ cấp biên bản kiểm định, kiểm tra nêu rõ lý do không đạt và kiến nghị khắc phục, sau khi cơ sở sử dụng khắc phục lại sẽ tiến hành kiểm định, kiểm tra lại từ đầu.

6. Thời hạn kiểm định máy móc thiết bị xây dựng

Máy móc, thiết bị xây dựng nằm trong danh mục các loại máy bắt buộc phải kiểm định an toàn, thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm/lần.

7. Chi phí kiểm định máy móc thiết bị

Phí kiểm định máy móc, thiết bị xây dựng sẽ phụ thuộc vào:

  • Tình trạng của thiết bị
  • Khoảng cách đến nơi kiểm định, kiểm tra kỹ thuật an toàn
  • Quy định của nhà nước ban hành

Để biết được chi phí kiểm định, kiểm tra tốt nhất hãy lựa chọn đơn vị kiểm định uy tín.

8. Đơn vị kiểm định uy tín

Nhu cầu sử dụng các loại máy móc, thiết bị xây dựng ngày càng nhiều, việc kiểm định máy móc, thiết bị xây dựng là bắt buộc, vậy nên nhiều đơn vị kiểm định ra đời để đáp ứng nhu cầu kiểm định. Cần lựa chọn đơn vị kiểm định, kiểm tra uy tín giúp cơ sở sử dụng giải đáp được các vấn đề vướng mắc.

Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp hoạt động hơn 15 năm trong lĩnh vực kiểm định, kiểm tra máy móc, thiết bị xây dựng. Chúng tôi có đầy đủ chứng năng cũng như đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tay nghề cao.

DỊCH VỤ SIE

✅ Tiết kiệm chi phí

✅ Hơn 3000 khách hàng hài lòng

✅ Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm

✅ Đáp ứng các yêu cầu pháp luật