Máy móc, thiết bị được sử dụng nhiều trong lao động, giúp giảm chi phí thuê nhân công, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, trước và sau khi sử dụng thiết bị cần được kiểm tra, kiểm định định kỳ để hạn chế hỏng hóc, gây thiệt hại trong quá trình vận hành thiết bị. Cầu trục cũng là một trong những thiết bị như thế, vậy cầu trục là gì, quy trình kiểm định cầu trục được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Cầu trục là gì?
Cầu trục là thiết bị nâng hạ dùng trong nhà xưởng, nhà máy, giúp cho việc di chuyển, nâng hạ hàng hóa được dễ dàng hơn.
Hiện nay cầu trục được phân loại theo nhiều cách khác nhau, trong nhà máy công nghiệp sử dụng chủ yếu 2 loại là cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi.
Tại sao phải kiểm định cầu trục?
Kiểm định cầu trục là hoạt động bắt buộc được cơ quan quản lý nhà nước quy định trong Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội để phòng tránh những hậu quả không mong muốn trong quá trình vận hành thiết bị.
>>>Gợi ý thêm: Kiểm định thang máy
Gợi ý thêm: Kiểm định xe nâng hàng
Kiểm định cầu trục là quá trình kiểm tra xem cầu trục và các chi tiết trên cầu trục hoạt động có tốt không? có đảm bảo an toàn cho người vận hành hay không?
Việc kiểm định cần trục trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ sẽ phát hiện, tìm ra hỏng hóc kịp thời để cơ sở sử dụng khắc phục ngay, tránh được những thiệt hại về vật chất.
Quy trình kiểm định cầu trục
Kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục được thực hiện theo quy trình kiểm định QTKĐ 09 – 2016/BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội ban hành.
Các bước kiểm định cầu trục được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm định
- Trước khi tiến hành kiểm định, cầu trục phải được lắp đặt chắc chắn, đảm bảo an toàn.
- Chuẩn bị các thiết bị cần thiết để kiểm định
- Lựa chọn đơn vị kiểm định uy tín, kiểm định viên có kinh nghiệm, năng lực tốt
- Kiểm định viên kiểm định cầu trục phải được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ và phương tiện bảo vệ cá nhân
- Khu vực kiểm định rộng rãi, có kế hoạch cụ thể, biển cảnh báo trong thời gian diễn ra kiểm định
Bước 2: Tiến hành kiểm định
- Kiểm tra bên ngoài: Kiểm tra vị trí lắp đặt, bảng điện, hàng rào bảo vệ…xem xét lần lượt và toàn bộ bộ phận, cơ cấu của thiết bị, tình trạng thiết bị.
- Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải: các phép thử sẽ được thực hiện ít nhất từ 03 lần trở lên
- Thử tải:
- Thử tải tĩnh: Tải trọng thử bằng 125% tải trọng thiết kế hoặc 125% tải trọng do đơn vị sử dụng yêu cầu.
- Thử tải động: Tải trọng thử bằng 110% tải trọng thiết kế hoặc 110% tải trọng do đơn vị sử dụng yêu cầu.
Bước 3: Xử lý kết quả
Sau khi tiến hành kiểm định, lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung được quy định trong quy trình.
Kết quả kiểm định đạt yêu cầu kiểm định viên sẽ dán tem kiểm định vào vị trí dễ quan sát và cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày biên bản kiểm định được thông qua.
Trường hợp kiểm định không đạt yêu cầu, kiểm định viên chỉ cấp biên bản kiểm định cho cơ sở sử dụng, trong biên bản sẽ nêu rõ lý do không đạt và kiến nghị khắc phục và thời gian thực hiện khắc phục đó.
Gợi ý thêm: Kiểm định lò hơi
Gợi ý thêm: Kiểm định bình nén khí
Chi phí kiểm định cầu trục?
Để nhận được báo giá kiểm định cầu trục nhanh nhất, chính xác nhất Quý khách hàng cần cung cấp đầy đủ thông tin cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ dựa theo thông tin mà bạn cung cấp để báo giá chi phí kiểm định cầu trục đến bạn. Một vài thông tin cần thiết như sau:
- Tải trọng nâng
- Hồ sơ kỹ thuật, lý lịch thiết bị
- Địa chỉ lắp đặt cầu trục
Kiểm định cầu trục cần lưu ý những gì?
Trong quá trình kiểm định cầu trục, cần thực hiện theo từng bước trong quy trình và lưu ý những điều sau:
- Trước khi kiểm định cần có sự kết hợp giữa cơ sở sử dụng với kiểm định viên.
- Luôn tuân thủ đề nghị của kiểm định viên để công tác kiểm định được thực hiện đúng quy trình, chính xác và đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
- Khi phát triển lỗi, hỏng hóc hoặc các vấn đề khác làm ảnh hưởng đến độ an toàn cần phải tiến hành khắc phục, thay thế.
- Thời hạn kiểm định cầu trục:
- Đối với Cầu trục đã được sử dụng đến 12 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm/lần.
- Cầu trục sử dụng trên 12 năm hạn kiểm định định kỳ được rút ngắn còn 01 năm/lần
- Kiểm định viên được phép rút ngắn thời hạn kiểm định, với điều kiện phải nêu rõ lý do rút ngắn trong biên bản kiểm định
- Lựa chọn đơn vị kiểm định cầu trục uy tín, đã được Bộ LĐTBXH cấp phép.
Thực tế, hiện nay có rất nhiều đơn vị chuyên kiểm định cầu trục khác nhau nhưng bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm, có giấy phép được Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cấp phép, có quy trình kiểm định an toàn, nhanh chóng.
Chúng tôi Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định, với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và được cấp phép từ những cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Nếu quý khách có nhu cầu muốn kiểm định cầu trục và các thiết bị lao động khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website https://kiemdinhantoan.com.vn/ hoặc

DỊCH VỤ SIE
✅ Tiết kiệm chi phí
✅ Hơn 3000 khách hàng hài lòng
✅ Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm
✅ Đáp ứng các yêu cầu pháp luật